Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Đặc Sản Cần Giuộc không thể bỏ qua : Cốm Ngò - Đậu phộng

Đến Long An không thể không nhắc đến Cốm ngò Cần Giuộc, đặc sản nổi tiếng với truyền thống sản xuất lâu đời hơn một trăm năm qua. Thêm vào đó, nhờ sự ưu ái của thiên nhiên, đất trồng nơi đây đã ươm mầm cho một loại cây trồng phát triển tươi tốt làm nên thương hiệu đậu phộng Đức Hòa Long An.

1. Cốm Ngò Cần Giuộc:

Ông Huỳnh Hy, người chuyên sản xuất cốm ngò Cần Giuộc cho biết đây là nghề truyền thống của gia đình ông được truyền lại theo kiểu cha truyền con nối.
Trước đây, cốm ngò được bán cho người dân trong chợ Cần Giuộc (trước là chợ Trường Bình) để "nhâm nhi" khi uống trà. Người dân thường bày trí vài cọng ngò trên cốm để đẹp mắt, tạo sự hấp dẫn cho món ăn. Từ đó, tên gọi cốm ngò Cần Giuộc ra đời.



Nguyên liệu để làm món cốm ngò Cần Giuộc gồm trứng, mạch nha, bột mì, gạo nếp và dầu thực cật cao cấp. Cốm có độ xốp, vị thơm của nếp, ngọt của mạch nha khiến cho thực khách ăn một lần là nhớ mãi.
Nhiều du khách chọn mua đặc sản này để làm quà biếu cho bạn bè hoặc dùng trong các bữa trà cùng gia đình.

2. Đậu phộng Đức Hòa:

Đức Hòa là vùng trồng đậu lớn nhất của Long An. Đến đây bạn sẽ bắt gặp những cánh đồng đậu phộng xanh bát ngát trải dài suốt một quãng đường. Hạt đậu béo, chắc mẩy, vỏ không quá dày khác hẳn với loại đậu được trồng ở nhiều nơi khác.

Đậu phộng Đức Hòa được chế biến thành nhiều món như đậu phộng rang, đậu phộng da cá và đóng gói bày bán ở nhiều nơi hay cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn. Ngoài ra đậu phộng còn được dùng trong công nghiệp bánh kẹo.



Mỗi độ xuân về hay những dịp sum họp, quây quần bên nhau với ấm trà nóng, thưởng thức Cốm ngò Cần Giuộc, đậu phộng Đức Hòa thật thi vị, ngọt ngào và ấm cúng.

Đặc Sản Món Ăn Ở Tiền Giang : Vú Sữa Lò Rèn

Nếu có dịp xuôi về Tiền Giang, bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản Tiền Giang vú sữa Lò Rèn - loại quả nức danh bởi sự ngọt ngào, dịu mát như tan và thấm vào vị giác một cách khó quên…
Quả vú sữa luôn khiến ta gợi nhớ đến câu chuyện cổ tích về tình mẫu tử thiêng liêng. Vị ngọt ngào và mát lịm của nó giống như dòng sữa mẹ ngày nào khiến cho quả vú sữa trở thành loại quả được nhiều người ưa thích.
Giữa buổi trưa nắng nóng được thưởng thức một quả vú sữa ngọt mát thì không còn gì tuyệt bằng. Bạn đã từng có dịp qua Tiền Giang chưa? Nếu đến mảnh đất này mà lại không mua vài ký vú sữa Lò Rèn thì thật đáng tiếc. Vú sữa nơi đây nổi tiếng không chỉ khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn lan rộng cả nước, vượt sang biên giới lãnh thổ để đến với bạn bè năm châu.
Ai đã thưởng thức vú sữa Lò Rèn hẳn không thể nào quên được hương vị của nó. Trên thị trường thế giới, quả vú sữa của miền Nam nước ta hầu như không có đối thủ cạnh tranh. Và xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang có được may mắn gìn giữ và phát triển giống vú sữa này. (Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam).

Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim đã trở thành “thương hiệu độc quyền” của tỉnh Tiền Giang nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Quả vú sữa nơi đây tròn trịa, mỏng vỏ nhỏ hột và dày ruột. Khi chín thoang thoảng hương thơm, xẻ ra có ruột màu trắng sữa, ngọt thanh và mát dịu. Hàng năm vú sữa Lò Rèn – Tiền Giang cho trái từ tháng 10 đến hết tháng Giêng âm lịch.

Cái tên “Lò Rèn” bắt nguồn từ câu chuyện kể về người thợ rèn năm nao đã nhân được giống vú sữa ngon cho mảnh đất ấy. Từ đó nó trở thành loại trái cây cho thu nhập cao nhất trong số các loại cây ăn trái ở đây.






Bạn hãy thử tưởng tượng một quả vú sữa Lò Rèn vừa chín trên cây, lấy tay vo tròn và bóp đều nhẹ nhàng cho mềm quả, rút cùi đi và ruột quả dâng lên phần nước trắng đục như sữa mẹ. Lõi ruột trắng mềm, thanh ngọt, thịt quả như lưu lại hương vị đặc biệt nơi vị giác thật khó quên. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim thường to gấp đôi những quả trồng ở nơi khác và chất lượng cũng thật tuyệt vời!


Đấy là cách ăn thông dụng và dân dã nhất của mọi người. Còn khi đãi khách, người dân nơi đây thường dùng muỗng xúc ăn dần hoặc bổ trái thành 6 miếng lượn dao vòng tách phần vỏ và vẫn giữ phần ruột, để trên đĩa và dùng nĩa để thưởng thức từng miếng một.

Ngoài cách ăn đó, du khách cũng có thể yêu cầu gọt bỏ vỏ, thái nhỏ từ trên núm xuống và xay sinh tố, thêm đường sữa hay ca cao và trộn chung với đá bào ăn thật mát và ngon lành.

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu vốn là vùng đất được cả nước biết đến như là một vương quốc của nhiều loại cây ăn quả. Và vú sữa Lò Rèn món ăn đặc sản Tiền Giang  chính là một trong những loại quả ngon độc nhất vô nhị ấy. Nó được ưa chuộng đến nỗi có những năm thương lái tìm đến tận nhà vườn nhưng nông dân vẫn không đủ để cung ứng.


Bạn có thể tìm nhìn thấy vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn hiện nay ở 13 xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chẳng hạn như: Vĩnh Kim, Song Thuận, Phú Phong… Nếu bạn đã quen với những quả vú sữa tím, vú sữa vàng trái nhỏ và dày, thì chắc chắn sẽ bất ngờ và thích thú với quả vú sữa Lò Rèn rất khác biệt.
Những gì còn đọng lại trong lòng du khách là vị ngọt thơm, hương thơm đặc biệt bởi sự hòa lẫn giữa hương vị của sữa và chút hương vani độc đáo. Quả mỏn vỏ, màu xanh ngà, khi chín căng bóng và có màu phớt hồng, ruột to, ngọt đậm đã ghi khắc trong lòng những ai từng biết và thưởng thức nó.

Bạn nhớ nhé, nếu có dịp xuôi về Tiền Giang, đừng quên tìm đến vú sữa Lò Rèn, để có thể tận tay cảm nhận những gì tuyệt vời nhất của loại quả ngọt ngào mát dịu nổi tiếng món ăn đặc sản Tiền Giang  này…

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Cháo cá lóc rau đắng - Đặc Sản Cai Lậy Tiền Giang

Cháo cá lóc rau đắng - Đặc Sản Cai Lậy Tiền Giang

Cá lóc ngọt béo, tô cháo gạo rang thơm lừng và vị đăng đắng của món rau mọc ở sau hè là món ăn  khó có thể bỏ qua khi ghé Cai Lậy (Tiền Giang).
Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam bộ, cháo là món ăn gần gũi thân thuộc của mọi gia đình. Nhà nào cũng vậy, hễ hôm này thấy ngán cơm, người ta lại nghĩ ngay đến cháo. Người không giỏi nấu nướng hoặc không có nhiều thời gian thì chỉ cần vo nắm gạo bắc nồi cháo trắng ăn với cá kho khô. Cầu kỳ hơn thì mua ít thịt heo để có nồi cháo thịt bằm. Nhưng có lẽ phải đến khi nếm thử món cháo cá của xứ Mỹ Tho, người sành ăn mới tặc lưỡi công nhận "đây không còn mà món ăn thông thường mà chính là đặc sản".





Món cháo Mỹ Tho có tuổi thọ cả trăm năm trước.
Chính xác góp mặt trong danh mục đặc sản miền Tây Nam bộ từ bao giờ không ai rõ, song theo một số đầu bếp cao niên ở miệt Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), món ăn này có lẽ đã xuất hiện trong bữa ăn gia đình và hàng quán từ cả trăm năm trước. 

Không quá cầu kỳ trong chế biến nhưng muốn có tô cháo ngon đặc sản Cai Lậy Tiền Giang khiến người ăn phải xuýt xoa thì không hề đơn giản. Trước tiên là gạo. Để có món cháo cá lóc rau đắng thật ngon, đầu bếp sẽ chọn loại gạo dẻo vừa, vị ngọt và có hương thật thơm. Gạo nấu cháo không vo và nấu ngay như cháo trắng mà phải được rang trên chảo đến khi hạt gạo vàng đều và bốc mùi thơm. 

Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương, tuy vậy thay vì mua loại cá lóc nuôi con to cho nhiều thịt, các đầu bếp kỹ tính ở Mỹ Tho thường chọn được cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Cá mua về đánh vảy, xát muối lên toàn thân cá để khử nhớt và bớt mùi tanh. Bụng và đầu cá cần làm thật sạch bằng cách lấy mang và tất cả phần máu bằm còn đọng lại. Với người miền Tây, cá làm sạch nhưng phải để lại nguyên bộ ruột vì đây được xem là phần ngon nhất của cá lóc và cũng là nét hấp dẫn của món cháo cá. Để cá hết tanh và không bị nhạt, sau khi làm sạch, một số người chần cá qua nước sôi có tí gừng, tí muối và bột nêm. Cá chần qua thì vớt ra chờ cháo ở thì cho vào.


Cá lóc cần để nguyên bộ lòng.
Để cháo bị tròn hương vị, nước nấu cháo tuyệt đối không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo. Một số người kỹ tính dùng nước mưa hoặc nước lọc để nấu cháo. Bắc nồi lên bếp, đun đến khi nước sôi thì cho gạo rang vào nấu đến khi nở đầu thì nêm muối, bột ngọt, xí đường, tí đường và nước mắm. Cuối cùng, cá lóc sẽ được cho vào đung cho nước ngọt và mùi thơm của cá hòa với từng hạt cháo thì vớt cá để riêng.


Với người nấu khéo, con cá lóc chỉ vừa đủ chín tới để xớ thịt vẫn còn nguyên không vỡ. Tùy vào sở thích của người ăn, đầu bếp sẽ tách riêng phần đầu và ruột cá. Phần thân cá sẽ được tách hết xương, khi cần ăn, chỉ việc cho cá vào tô rồi múc cháo. Cũng có người thích để cá riêng trên đĩa có thêm tí hành chần và rau thơm. Cứ húp miếng cháo thì gắp miếng cá chấm với nước mắm.
Để tô cháo thêm phần hấp dẫn, sau khi nêm nếm đủ gia vị, người nấu thường lấy hành tím cho vào, ngoài ra hành lá và ngò rí xắt nhuyễn cũng là hai thứ không thể thiếu. Tương hột (đỗ tương) bằm nhuyễn cũng là bí quyết giúp nồi cháo cá có mùi vị đặc trưng. Tại Mỹ Tho, một số quán cháo cá lóc nổi tiếng có cả hũ tương hột bằm để khách có thể dùng làm nước chấm hoặc nêm thêm tùy thích.

Cháo cá lóc ngon miệng cả khi trời nóng lẫn khi trời mát.
Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng hậu ngọt vô cùng. Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân to lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá nhỏ thân nhỏ, vị đắng hơn loại rau đắng thường. Với món cháo cá, sự kết hợp giữa vị đắng và mùi thơm của rau như hòa quyện một cách hoàn hảo với mùi gạo rang, mùi cá lóc và cả mùi tương có trong từng muỗng cháo
đặc sản Cai Lậy Tiền Giang.



Trời nóng, làm tô cháo cá nóng hổi vừa húp vừa lau mồ hôi. Mùa lạnh, tô cháo cá làm ấm lòng thực khách. Ngon miệng, dễ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng, cháo cá vài chục nghìn đồng trở thành món ăn đặc sản có mặt quanh năm và là món ăn mà những ai có dịp ghé qua mảnh đất miền Tây chỉ cách TP HCM vài chục cây số nên dùng thử.